Máy tính nhiễm Virus – Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Máy tính ngày nay vô cùng phổ biến, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của chúng ta trong cong việc và giải trí. Nhưng máy tính cũng sẽ gặp rất nhiều sự cố trong qua trình sử dụng. Nguyên nhân gây hư hỏng phổ biến nhất là máy tính nhiễm virus.Bài viết dưới đây, Tân Sơn Computer sẽ giúp cho bạn đọc tìm hiểu vế virus là gì? Cách nhận biết máy tính mình có bị nhiễm Virus hay không? Cách phòng tránh nó như thế nào.

Máy tính nhiễm virus! Nguyên nhân và cách nhận biết

Trong quá trình sử dụng máy tính, nếu như bạn không cẩn thận hoặc chỉ một sai sót nhỏ. Thôi là máy tính của bạn rất dễ bị nhiễm virus.Vậy làm thế nào để biết được máy tính của bạn có bị nhiễm virus hay không và nguyên nhân do đâu. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về máy tính nhiễm virus và cách phòng tránh nó.

I. Virus máy tính là gì?

Đầu tiên mình sẽ nói qua về khái niệm máy tính nhiễm virus, các bạn có thể hiểu đơn giản virus là một phần mềm rất nhỏ và nó có khả năng nhân bản, tự sao chép chính nó từ file lây nhiễm này sang file lây nhiễm khác. Và tất nhiên virus có rất rất nhiều loại từ đơn giản đến phức tạp, đôi khi chỉ là một đoạn mã ngắn, nó thường được tạ ra với những mục đích xấu.Virus phát triển rất mạnh mẽ ở hệ điều hành Windows, không phải vì hệ điều hành này yếu kém về bảo mật mà do nó quá thông dụng nên nhiều “cao thủ” dòm ngó đến và viết ra những phần mềm độc hại nhằm đánh lừa người sử dụng để thu lợi cho mình.

Máy tính nhiễm virus cách xử

II. Virus lây nhiễm từ đâu?

Máy tính nhiễm Virus có thể lây lan qua máy tính từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể là lây lan qua Internet, lây lan qua mạng Lan, lây lan từ các thiết bị ngoại vi…. Và mình sẽ liệt kê ra một số trường hợp cụ thể dưới đây:

  • Lây lan qua USB, thẻ nhớ, ổ đĩa CD..hay các thiết bị di động khác. Trường hợp này khá phổ biến (bạn nên đọc bài viết về cách chặn virus lây từ usb).
  • Lây lan qua email, các dịch vụ thư điện tử hay các file tải về trên internet.
  • Do sao chép và sử dụng những file đã bị dính virus từ trước đó.
  • Do người dùng truy cập vào các trang web không lành mạnh.
  • Do click vào những link có chứa virus trên internet, các file virus đính kèm vào hình ảnh.
  • Sử dụng các phần mềm lậu, không có bản quyền từ những nguồn gốc không uy tín, không test kỹ trước khi sử dụng.
  • Lây nhiễm qua mạng Lan, mạng nội bộ.
  • Bị nhiễm virus do phần mềm cài trên máy tính đang dính lỗ hổng bảo mật.

=>> Virus ngày càng thông minh hơn, hay nói chính xác hơn là người tạo ra virus ngày càng giỏi hơn, tinh vi hơn nên người dùng sẽ càng dễ bị lừa hơn.

Máy tính nhiễm virus cách xử

III. Virus hoạt động như thế nào?

File máy tính nhiễm virus => sau khi được kích hoạt (do người dùng vô tình kích hoạt) => bắt đầu hoạt động và thường trú luôn trên file đã bị nhiễm virus => tiếp tục tìm đối tượng khác để lây nhiễm.Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi tất cả các file đều bị nhiễm virus nếu như bạn không có phương pháp phòng chống.

Máy tính bị nhiễm virus như thế nào

IV. Tác hại khi máy tính nhiễm virus

Virus gây là hàng loạt vấn đề nghiêm trọng cho chúng ta, chúng có thể làm chậm máy tính, tiêu tốn tài nguyên, làm hỏng Windows, làm mất dữ liệu, đánh cắp dữ liệu, tống tiền người dùng ví dụ như Ransomware WannaCry .. và rất nhiều tác hại khác gây ức chế cho người sử dụng.

V. Dấu hiệu nhận biết máy tính bị nhiễm virus?

  1. Máy tính khởi động chậm chạp, xảy ra tình trạng đơ, giật và lag hơn so với bình thường.
  2. Máy tính tự động khởi động hoặc tắt máy không rõ nguyên nhân.
  3. Các phần mềm diệt virus hay tường lửa đột nhiên bị vô hiệu hóa và không sử dụng được.
  4. Không khởi động được các chương trình, hay ứng dụng trên máy tính.
  5. Không sử dụng được ổ đĩa, thư mục hoặc không sử dụng lệnh in trên máy tính được.
  6. Các biểu tượng icon trên Desktop bị mất hoặc bị thay đổi.
  7. Truy xuất, mở tập tin hay mở các file chương trình chậm.
  8. Xuất hiện các file lạ khi mở ổ đĩa cứng USB.
  9. Đột nhiên xuất hiện các file có phần mở rộng .exe có tên trùng với tên các thư mục.
  10. Xuất hiện cảnh báo tam giác màu vàng ở góc phải màn hình”Your computer is infected”, hoặc là xuất hiện cửa sổ “Virus Alert”…%.)
Máy tính nhiễm virus cách xử
  1. Nhiều chương trình, phần mềm hoặc công cụ lạ tự chạy ngay khi khởi động.
  2. Xuất hiện nhiều biểu tượng lạ mà bạn chưa từng cài đăt.
  3. Trình duyệt web mà bạn vẫn thường xuyên sử dụng tự động bị thay đổi trang chủ và không thể đặt lại.
  4. Chức năng Folder Option bị khóa.
  5. Các biểu tượng của thư mục trở về dạng biểu tượng của Windows XP cổ đại ?
  6. Xuất hiện thanh công cụ lạ trên trình duyệt web.
  7. Thay đổi điều hướng trình duyệt, ví dụ bạn vào trang google.com.vn thì lại ra một trang hoàn toàn xa lạ.
  8. Máy tính của bạn bị mất kiểm soát.

VI. Cách phòng chống virus cho máy tính

Có một số phương pháp phòng tránh máy tính nhiễm Virus khá hiệu quả mà bạn nên áp dụng như sau. Nếu như bạn nắm rõ thì nguy cơ máy tính bị nhiễm virus là rất thấp.

  1. Hạn chế sao chép và sử dụng những chương trình không rõ nguồn gốc, nếu có điều kiện bạn nên chạy thử và kiểm tra trên máy tính ảo trước hoặc Windows Sandbox.
  2. Không tải và sử dụng những tập tin từ email không rõ nguồn gốc.
  3. Trong quá trình lướt web, sử dụng Internet bạn không nên click vào những link liên kết lạ, những hình ảnh có liên kết ẩn.
  4. Không truy cập vào những trang web không lành mạnh, trang web đồi trụy.
  5. Bạn nên kích hoạt và sử dụng tường lửa Firewall trong Windows.
  6. Bạn nên cập nhật những phần mềm đang sử dụng trên máy tính lên phiên bản mới nhất bởi vì nó là những bản vá lỗi của nhà sản xuất để bảo vệ cho người dùng. Nếu bạn đang dùng “Windows” xịn thì cũng nên update nhé.
  7. Sao lưu dữ liệu quan trọng định kỳ để đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra.
  8. Nếu như file của bạn có dung lượng <128MB thì bạn có thể kiểm tra file xem có chứa virus không thông qua công cụ online Virustotal, bạn cũng có thể quét đường link (URL) nếu như bạn đang nghi ngờ, công cụ này có tích hợp 57 phần mềm quét virus uy tín nên rất chính xác.
1/5 - (1 bình chọn)

Máy tính nhiễm virus - Nguyên nhân và cách nhận biết như thế nào?

zalo
messenger
Call Now Button